9 loại bệnh mùa hè thường gặp

Mùa hè với đặc điểm nóng và ẩm là điều kiện thuật lợi phát sinh của nhiều loại bệnh trong đó đáng lưu ý nhất là các bệnh do vi nhiễm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng… Không chỉ người lơn mà đặc biệt là ở trẻ em di sức đề kháng kém và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ mắc phải một số bệnh nguy hiểm. Hôm nay chuyên mục sức khỏe của Tapchiphunu.net.vn sẽ điểm danh 9 loại bệnh thường gặp ở mùa hè nhất

Loading...

1. Say nắng

+ Nguyên nhân

Khi trẻ chơi, hoặc người lao động quá lâu ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể. Như vậy say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không hồi phục

+ Cách phòng tránh

– Không cho trẻ chơi quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức.
– Với người lớn khi làm việc ngoài trời phải luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,…
– Cho trẻ chơi, người lơn làm việc trong môi trường thoáng mát
– Thường xuyên uống nước dù chưa khát. Nên uống nhiều nước có pha muối hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol, nước trái cây.

2.  Bệnh tiêu chảy

+ Nguyên nhân :  Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng xảy ra nhiều nhất vào mùa hè vì ruồi nhặng phát triển, nguồn nước bị ô nhiễm, ăn hoa quả sống rửa không sạch. Nếu thấy các triệu chứng nổi bật như: Số lần đi đại tiện có thể ít (3-5 lần/ngày) hay nhiều (vài chục lần/ngày); Đau bụng (từng cơn hay liên tục, mót rặn hoặc đau quanh hậu môn); Buồn nôn hay nôn.

+ Cách phòng tránh:

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt trong chế biến thực phẩm.

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi. Không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ. Không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý để bón cây trồng.

Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị kịp thời.

3. Bệnh chân tay miệng

+ Nguyên nhân: Do thời tiết nóng lực , gây đau họng , sổ mũi đó là triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm virus từ 3- 5 ngày . Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lây rất nhanh, dễ lan thành dịch làm nhiều người mắc. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong ở trẻ .

+ Cách phòng tránh:

– Thường xuyên trước khi ăn, chế biến thức ăn, đi vệ sinh.. phải rửa tay sạch bằng xà phòng

– Cho trẻ ăn chín uống sôi và đảm bảo chất dinh dưỡng .

– Gia đình, nhà trẻ, trường mầm non cần thường xuyên lau dọn sạch sẽ những vật dụng trẻ tiếp xúc thường xuyên

– Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý đúng cách.

Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho trẻ khác.

4. Bệnh sốt xuất huyết

+ Nguyên nhân : Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm.

+ Cách phòng tránh :

– Các dụng cũ chứa nước phải được đậy kín và thay rửa thường xuyên .

– Loại bỏ vật phế liệu, rác thải, hố nước…nơi muỗi có thể để trứng

– Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

– Đi ngủ mắc màn, mặc quần áo dài phòng chống muỗi đốt ban ngày

– Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

5. Bệnh viêm não do virus

+ Nguyên nhân : Mùa hè nóng ẩm, muỗi phát triển nhiều, trong khi nhiều người ngại mắc màn khi ngủ đã tạo điều kiện cho muỗi đốt nên nguy cơ viêm não càng cao. Mặt khác cũng do nóng bức, trẻ em thường chỉ mặc quần đùi, áo cộc tay hoặc cởi trần nên càng dễ bị muỗi đốt, làm tăng tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm não.

 

+ Cách phòng tránh

– Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.

– Khi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi. Không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc.

– Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.

– Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.

– Tiêm phòng vắc xin viên não đầy đủ và đúng lịch

6. Bệnh Thủy đậu

+ Nguyên nhân

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên varicella zoster virus gây ra. Bệnh này rất dễ lây truyền qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết.

+ Cách phòng tránh

– Khi bị bệnh cần được nghỉ ngơi và tránh gió hạn chế nước

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

– Hạn chế tiếp xúc người bị bệnh để phòng tránh lây lan.

– Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

– Tiêm văcxin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.

7. Bênh ngoài da: Bệnh ngoài da hay gặp nhất là rôm

Thời tiết nắng nóng, cơ thể tăng cường hoạt động của các tuyến mồ hôi và tuyến nhầy trong cơ chế tăng thải nhiệt. Ngoài rôm sảy, mùa hè nóng ẩm là điều kiện tốt cho các loại nấm phát triển (hắc lào, lang ben, nấm kẽ, nấmtóc…), viêm nang lông, kể cả các ký sinh trùng trên da (ghẻ lở, chấy, rận…)hay kích hoạt các quá trình viêm da do dị ứng (chàm eczema…) Bệnh này mắc nhiều nhất ở trẻ em.

+ Cách phòng tránh

– Tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng hay quả chanh nhằm thông các ống thoát đổ ra ngoài của các tuyến trên bề mặt da

– Giữ gìn vệ sinh cho trẻ, kiểm tra thường xuyên những vùng da kín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh ngoài da. Biểu hiện chủ yếu khu trú ở vùng da kín như bẹn, nách, cổ, kẽ ngón chân, tay, mang tai.

– Điều trị các bệnh này thường phải bôi kem có chứa thuốc chống viêm steroid, chống nấm và kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.

8. Bệnh đau mắt đỏ

+ Nguyên nhân: Trong những tháng nắng nóng của mùa hè do gió, bụi bẩn, môi trường ô nhiễm hoặc trong tháng thu hoạch thóc lúa… khiến cho những đợt viêm kết mạc rộ lên. Có nhiều yếu tố gây viêm kết mạc như vi khuẩn, virus, dị ứng, bụi bẩn, hoá chất… với triệu chứng cộm trong mắt, chảy nước mắt, có nhiều dử, dính làm cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Bên cạnh đó là kết mạc bị phù nề, đỏ lên do các mạch máu bị sung huyết.

+ Cách phòng tránh

– Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng.  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sạch

– Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.

– Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ. Người bị mắc bệnh cần được điều trị kịp thời tránh lây nhiễm xung quang và lây lan sang cộng đồng

9. Bệnh cảm cúm mùa hè

+ Nguyên nhân

Với thời tiết nóng bực và tình trạng ngồi trong máy lạnh và quạt suốt, nhiệt độ chênh lệch giữa ngoài trời và trong phòng rất dễ làm bạn bị cảm cúm.

+ Cách phòng tránh

– Lưu ý điều hòa nhiệt độ trong phòng

– Giữ tay chân , sạch sẽ. Đảm bảo sức khỏe

– Uống nhiều nước tăng cường sức đề kháng phòng tránh cảm cúm

Với 9 loại bênh mà chuyên mục sức khỏe của chúng tôi chia sẻ ở trên. Các bạn sẽ có phần nào kiến thức phòng tránh để có một mùa hè luôn khỏe

Loading...

One thought on “9 loại bệnh mùa hè thường gặp

Comments are closed.

Ket qua ngoai hang anh -SXMB sevelamer 800mg