Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm thế nào ?

Những năm gần đây ,số lượng trẻ em mắc bệnh viêm não Nhật bản ngày càng gia tăng và có dấu hiệu không ngừng.Trung bình  cứ  10 trẻ em thì có 3 trẻ chết vì căn bệnh này . Nhưng rất ít cha mẹ hiểu biết được nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này nguy hiểm như thế nào ?

Theo tin tức về sức khỏe , tính từ đầu năm 2017 đến nay, khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 176 ca viêm não, trong đó 24 trường hợp là viêm não Nhật Bản. Chỉ tính riêng tháng 6/2017, đã có tới 21 trẻ nhập viện vì căn bệnh này.

Trong những ngày gần đây ,vào bệnh viện nhi ,khu vực khoa Nhiễm – Thần Kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã có nhiều phụ huynh đưa con đến khám bệnh. Cha mẹ đưa con đi khám đứng, ngồi la liệt ngoài hành lang cộng với tiếng khóc của những đứa trẻ khiến không gian trở lên ồn ào, ngột ngạt.

Cách phòng bệnh viêm não NHật Bản
Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Phía trong phòng cấp cứu, nhiều bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản đang nằm điều trị, thậm chí có bé nằm bất động phải thở bằng máy.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, viêm não Nhật Bản được xem là một trong những bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong và để lại di chứng cao ở trẻ nhỏ (từ 25-35%). Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Khoa Truyền nhiễm đang điều trị cho hai trường hợp mắc viêm não Nhật Bản, cả hai bệnh nhi này đều phải gánh chịu một trong những di chứng nặng nề của bệnh.

Cụ thể , theo thống kê từ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, từ đầu năm đến nay toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 9 trường hợp viêm não Nhật Bản. Đặc biệt, trường hợp mắc bệnh gia tăng nhanh trong tháng 6 với 6 ca bệnh.

Cứ 10 trẻ thì có 3 trẻ tử vong do viêm não Nhật Bản
Cứ 10 trẻ thì có 3 trẻ tử vong do viêm não Nhật Bản

Trước tình trạng trên, TS Hoàng Đức Hạnh – PGĐ Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng thành phố tăng cường giám sát dịch bệnh tại các bệnh viện và cộng đồng theo phân cấp, kịp thời phát hiện những trường hợp mắc viêm não Nhật Bản để chủ động triển khai khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch.

Đồng thời, ông yêu cầu các đơn vị tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh đảm bảo an toàn, chất lượng và đạt tỷ lệ theo quy định; hướng dẫn chuyên môn về giám sát, xử lý bệnh viêm não Nhật Bản cho Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã.

 Vậy nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này là do đâu ?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm não Nhật Bản là do Chim và lợn là khởi đầu các ổ chứa virus viêm não Nhật Bản. Muỗi hút máu của lợn, sau đó đốt sang người sẽ truyền virus sang người. Đến nay, đây là con đường duy nhất lây nhiễm viêm não Nhật Bản. Hiện chưa ghi nhận lây truyền từ người sang người. Dù nhiễm virus song lợn không bị bệnh mà đóng vai trò là kho chứa, duy trì virus trong thiên nhiên.

Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh, nhưng chủ yếu là 2 loài: Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui. 2 loài này hoạt động mạnh vào lúc chập choạng tối và thường sống ở ruộng lúa nước.

 Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản 

Đến nay, cách phòng bệnh duy nhất là tiêm phòng vắc xin. Việt Nam đã đưa vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản vào chương trình tiêm chủng mở rộng hoàn toàn miễn phí cho trẻ dưới 15 tuổi.

Để phòng bệnh, trẻ cần tiêm vắc xin đủ 3 liều. Mũi 1 lúc 1 tuổi, mũi 2 cách mũi 1 từ 7-14 ngày. Mũi 3 cách mũi 2 một năm.

Nếu chỉ tiêm 1 mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%; tiêm đủ 3 mũi thì đạt 90-95% trong khoảng 3 năm. Do đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

 

Ket qua ngoai hang anh -SXMB sevelamer 800mg