Tất tần tật về lợi ích và tác hại của đậu nành đối với sức khỏe

Ai cũng biết đến giá trị dinh dưỡng của đậu nành tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được  lợi ích và tác hại của đậu nành đối với sức khỏe con người.

Tất tần tật về lợi ích và tác hại của đậu nành đối với sức khỏe
Tất tần tật về lợi ích và tác hại của đậu nành đối với sức khỏe

Lợi ích của đậu nành

Tốt cho da và tóc

Trong đậu nành có hợp chất BBIC có khả năng ức chế hoạt động của protease, một loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình dãn đến chứng đa xơ cứng. Vì vậy, dùng đậu nành thường xuyên có thể giúp:

  • Ngăn ngừa lão hóa da, làm da trở nên mềm mại, mịn màng & săn chắc.
  • Tóc chắc khỏe.

Ngăn ngừa các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh

Những triệu chứng của thời kỳ mãn kinh là do hàm lượng hoocmôn estrogen giảm xuống. Chất isoflavones trong đậu nành có tác động gần giống estrogen nên giúp giảm các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh. Ngày nay, việc dùng thường xuyên các sản phẩm từ đậu nành nhằm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh là giải pháp an toàn tự nhiên, rất được nhiều người ưa chuộng.

Ngừa ung thư vú ở phụ nữ

Một cuộc khảo sát của các nhà khoa học thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) cho thấy bổ sung đậu nành ở mức độ vừa phải giúp giảm nguy cơ bị ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, dùng 3 khẩu phần đậu nành mỗi ngày đem lại nhiều ích lợi cho phụ nữ có nguy cơ hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.

>> Tin y dược: Suy tuyến thượng thận là bệnh gì

Tót cho tim mạch

Bổ sung 20-133g protein từ đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm 7-10% hàm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể.

Còn theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA), thêm 25g protein từ đậu nành mỗi ngày có tác dụng giảm lượng chất béo bão hòa, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Đậu nành và các chất chiết từ đậu nành có tác dụng giảm huyết áp tâm trương, giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu (tức LDL-cholesterol), ngăn chặn sự tiến triển của các mãng xơ vữa, cải thiện tính đàn hồi của động mạch.

Tác hại của đậu nành

Tăng nguy cơ đột quỵ

Isoflavones trong sữa đậu nành có thể gây ra ức chế tiểu cầu hoặc là, cho tiểu cầu bị vón cục dẫn tới hình thành cục máu đông, làm ngăn ngừa dòng chảy của máu qua các động mạch và gây tắc nghẽn ở động mạch vành hay não. Kết quả là làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Suy tuyến giáp

Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp do nó ngăn chặn các enzyme peroxidase tuyến giáp. Loại hormone này có nhiệm vụ hỗ trợ i-ốt sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, nếu thiếu nó sẽ làm cho hormone tuyến giáp giảm đi, gây ra tình trạng suy tuyến giáp.

Không tốt cho người bệnh gout

Trong sữa đậu nành có chứa một hàm lượng purin – một thành phần có thể gây kích ứng niêm mạc của bạn, gây ra đau dữ dội, sưng và viêm, gây ra bệnh gout . Vì vậy, những người bị bệnh gout uống nhiều sữa đậu nành sẽ càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Một sơ lưu ý khi dùng đậu nành

  • Đun sôi kỹ trước khi uống
  • Không nên đánh trứng cùng với sữa đậu nành
  • Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành.T
  • Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc.
  • Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành.
  • Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt.
  • Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú.

Xem thêm: Cây ngải cứu có tác dụng gì đối với điều trị bệnh? Cũng như cây trầu không có tác dụng gì hãy cùng tham khảo bài viết của chúng tôi.

Ket qua ngoai hang anh -SXMB sevelamer 800mg