Cây chùm ngây và công dụng chữa bệnh thần kỳ

Cây chùm ngây giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng với sức khỏe con người như phòng bệnh ung thư, ngừa loãng xương, đẹp da…. nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Sự thật về loài cây này như thế nào? Mời các bạn cùng chuyên mục bài thuốc hay của Báo phụ nữ cùng tìm hiểu nhé!

1. Cây chùm ngây

– Cây chùm ngây hay ba đậu dại(tên khoa học: Moringa oleifera) là loài thực vật thân gỗ phổ biến nhất trong Chi Chùm ngây (tên khoa học: Moringa) thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae), xuất xứ từ vùng Nam Á.

– Cây chùm ngây thân mộc cao cỡ trung bình, ở độ tuổi trưởng thành cây có thể mọc cao hàng chục mét.

– Thân cây chùm ngây vỏ trắng đục, không có gai. Lá kép dài 30–60 cm, tương tự lá rau ngót nhưng nhỏ hơn, màu xanh bạc; lá chét dài 12–20 mm hình trứng, mọc đối xứng có 6-9 đôi

– Cây chùm ngây trổ hoa vào các tháng 1–2. Hoa trắng sữa, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ, nhiều mật.

– Quả chùm ngây cũng dạng nang treo, gần giống quả đậu đĩa, to bằng ngón tay cái, dài hơn 1 gang tay, khi non ăn rất ngon.

– Hạt chùm ngây cũng giống như hạt đậu, hình tròn, có màu đen, có thể sử dụng làm  hạt giống chùm ngây  để trồng.

2. Chùm ngây có tác dụng chữa bệnh gì?

Cây chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại acid amin, 46 chất chống ôxi hóa, liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chất kháng sinh, kháng độc tố, các chất giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, giúp ổn định huyết áp, hạ cholesterol, bảo vệ gan…

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cao, chùm ngây còn là nguồn dược liệu quý. Các bộ phận của cây chưa nhiều khoáng chất quan trọng và là nguồn cung cấp chất đạm, vitamin, Beta – carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics…. Cụ thể:

Rễ cây chùm ngây

  • Chống co giật, chống sưng và giúp cho con người lợi tiểu.
  • Ở một số nơi còn dùng nước uống của chùm ngây để ngăn ngừa việc có thai. (rễ cây chùm ngây còn tươi rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày)
  •  Giúp loại bỏ sạn thận loại Oxalate.
  • Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai…
  • Rễ tươi của cây chùm ngây non dùng trị nóng sốt, phong thấp, sưng gan và lá lách…
  • Rễ chùm ngây cũng có một số hợp chất Phenol, Ancaloit có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, giảm đau thường dùng điều trị bệnh viêm nhiễm, máu huyết ứ tắc.

Vỏ thân cây chùm ngây

  • Trị nóng sốt, đau dạ dày, sâu răng…
  • Nhiều trường hợp đưa vỏ thân cây chùm ngây vào tử cung để gây giãn nở, phá thai.

Lá cây chùm ngây

  • Giã nát lá đắp lên vết thương giúp trị sưng và nhọt. Lá cũng có thể trộn với mật ong để đắp lên mắt trị sưng đỏ.

Hạt cây chùm ngây

  • Dầu được chế từ hạt chùm ngây trị phong thấp
  • Hạt chùm ngây giúp trị táo bón, mụn cóc và giun sán.

– Ngoài ra, hạt chùm ngây còn có tác dụng lọc nước. Hạt có chứa các hợp chất “đa điện giải” tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.

– Giúp phòng ngừa ung thư, thoái hóa điểm vàng và xơ nang: Lá của cây chùm ngây có chứa 46 loại chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và vitamin A. Đây là những chất chống oxy hóa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Các chất chống oxy hóa này giúp trung hòa các tác động tàn phá của các gốc tự do, từ đó bảo vệ chúng ta khỏi bệnh ung thư và các bệnh thoái hóa như thoái hóa điểm vàng và bệnh xơ nang.

– Tốt cho cơ bắp, sụn, xương, da và máu: Lá của cây chùm ngây rất giàu các axit amin. Nó có chứa 18 axit amin, trong đó có 8 axit amin thiết yếu (isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalaine, threonine, tryptohyan, valine) nên loài cây này chứa protein “hoàn hảo’ và là một loại cây rất hiếm trong thế giới thực vật.

Trên thực tế, hàm lượng protein của cây chùm ngây nhiều ngang thịt, do đó nó rất có lợi cho những người ăn chay vì họ sẽ không lo bị thiếu protein. Protein là chất đặc biệt cần thiết để xây dựng cơ bắp, sụn, xương, da và máu. Nó cũng quan trọng với cơ thể vì là chất cần thiết trong quá trình sản xuất các enzyme và hormone.

– Phòng ngừa loãng xương:  Trong cây chùm ngây có chứa hàm lượng canxi, magie, cao, vì thế mà cây được lựa chọn là thực vật quý có tác dụng hỗ trợ giúp xương chương chắc khỏe. Đối với xương, canxi là một thành phần không thể thiếu, một khi thiếu canxi, xương sẽ có nhiều dấu hiệu lão hóa và còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, còn magie có tác dụng hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn. Vì vậy, để giúp xương chắc khỏe mọi người có thể bổ sung cây chùm ngây bằng ăn rau, hoặc dùng rễ, thân để pha trà uống thường xuyên. Cây chùm ngây đặc biệt tốt cho những ai muốn phòng ngừa loãng xương, những bệnh về xương khớp.

– Tốt cho da: Giống cây chùm ngây chứa cytokinin (Moringa YSP) – một loại kích thích tố thực vật tạo ra phân chia tế bào, tăng trưởng, và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy Moringa YSP sản xuất đặc tính chống lão hóa ở người.

– Phương pháp ngừa thai của dân tộc Raglay: cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước còn nửa lít thuốc chia uống 2 lần trong ngày.

Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerit, làm giảm axxit uric, ngăn ngừa sỏi oxalat: mỗi ngày dùng 100g rễ tươi (30g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước sôi 15 phút. Uống cả ngày.

– Giúp ổn định huyết áp và đường huyết, bảo vệ gan, trị suy nhược: mỗi ngày dùng 150 g lá Chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300 ml nước sạch, vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố) thêm 2 muỗng canh mật ong, trộn đều, chia uống 3 lần trong ngày.

– Trị u xơ tiền liệt tuyến: rễ Chùm ngây tươi 100 g lá Trinh nữ hoàng cung tươi 80 g (hoặc rễ Chùm ngây khô 30 g lá Trinh nữ hoàng cung khô 20 g). Nấu với 2 lít nước còn lại nửa lít. Uống 3 lần trong ngày.

3. Một số phương pháp chế biến và sử dụng rau chùm ngây

– Lá non và thậm chí cả lá già của rau chùm ngây được sử dụng để nấu canh với thịt, tôm, nấm hoặc nấu suông (mùi vị tương tự rau ngót), trộn salad, ăn sống, xào thịt, trứng, xay nhuyễn thành nước sinh tố. Lá chùm ngây phơi khô tán bột có thể để rất lâu mà không mất dinh dưỡng, sử dụng cho nhiều món ăn như cháo, bột trẻ em, nhào bột bánh, pha nước uống.

– Hoa cây chùm ngây có nhiều mật ngọt và giàu dinh dưỡng, làm rau hoặc phơi khô dùng nấu lấy nước uống như một loại trà.

–Trái non được dùng xào, nấu canh, hầm xương, ninh súp như đậu cô ve và cho hương vị gần tương tự măng tây.

–Khi già, hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng. Rễ non của cây ăn sống hoặc làm gia vị như cải ngựa (mù tạt).

– Hạt khô của cây chùm ngây có thể được ứng dụng để làm hoạt chất lọc nước hoặc ép lấy dầu. Chất dầu trong hạt có phẩm chất tốt, màu vàng tươi sáng với một hương vị dễ chịu có được so sánh chất lượng với dầu oliver, để rất lâu không hỏng và được sử dụng làm dầu ăn.

4. Món ăn với rau chùm ngây

– Rau sống: lá tươi dùng trộn ăn sống như rau xà lách
– Nước sinh tố: xay 20gr lá rau chùm ngây chung với 2 muỗng cafe sữa, 2 muỗng café đường sữa uống như uống sinh tố
– Nấu canh: 100gr lá rau chùm ngây nấu chung với 50gr thịt bò hoặc heo, hoặc nấu chay với 100gr nấm.
– Những món ăn từ rau chùm ngây : rau chùm ngây nấu thịt băm, rau chùm ngây xào thịt bò, rau chùm ngây nấu tôm, Gỏi chùm ngây trộn tôm thịt,…

5. Những lưu ý khi dùng rau chùm ngây

– Không nên ăn quá nhiều rau chùm ngây vì loại cây này có nhiều dưỡng chất, hàm lượng vitamin C và canxi. Nếu ăn nhiều dẫn đến thừa canxi, vitamin C, gây những hậu quả xấu cho sức khỏe.

– Hạn chế ăn chùm ngây vào buổi tối và tránh ăn quá nhiều: Vitamin C có trong chùm ngây có thể khiến thần kinh của bạn hưng phấn vào lúc bạn cần nghỉ ngơi, vì thế không nên ăn rau chùm ngây buổi tối để tránh bị mất ngủ, trằn trọc.

– Tránh ăn chùm ngây vào buổi tối để đảm bảo giấc ngủ của bạn vì chùm ngây gây mất ngủ.

–  Khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế các nhà khoa học nhắc nhở “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.

Ket qua ngoai hang anh -SXMB sevelamer 800mg